HOTLINE: 0243 650 2461
slogan

Tư vấn và giải pháp

180px-MayKhoanCocNhoi
Công nghệ thi công cọc nhồi bê tông 29/03/2012

Công nghệ thi công cọc nhồi bê tông hay bê tông cốt thép là công nghệ đúc cọc bê tông tại chỗ vào trong nền đất (cast-in-place concrete pile). Trong hơn mười năm qua, công nghệ cọc khoan nhồi đã được áp dụng mạnh mẽ trong xây dựng công trình ở nước ta. Hiện nay, ước tính hàng năm chúng ta thực hiện khoảng 50 ÷ 70 nghìn mét dài cọc khoan nhồi có đường kính 0,8 ÷ 2,5m, với chi phí khoảng 300 ÷ 400 tỷ đồng.

  Máy đào cọc nhồi gầu tròn

Phương pháp công nghệ chính:

Công nghệ thi công dùng dung dịch giữ thành vách hố đào:

Phương pháp của công nghệ này là dùng thiết bị tạo lỗ lấy đất lên khỏi lỗ. Đồng thời bơm vào lỗ một loại dung dịch có khả năng tạo màng giữ thànhvách hố đào và có trọng lượng riêng hơi nhỉnh hơn nước ngầm trong đất một chút để cân bằng lại áp lực khi lấy đất lên. Tiếp theo làm sạch cặn lắng (bùn lắng và đất đá rời) rơi dưới đáy lỗ, đảm bảo sự tiếp xúc trực tiếp của mũi cọcbê tông sau này vào vùng đất nền chịu lực tốt, tăng sức kháng mũi của cọc. Sau đó tiến hành đổ bê tông hay bê tông cốt thép bằng phương pháp đổ bê tông dưới nước, nghĩa là đổ bê tông liên tục từ dưới đáy lỗ lên, không cho bê tông mới đổ tiếp xúc trực tiếp với dung dịch giữ thành (ống dẫn bê tông luôn nằm trong lòng khối bê tông vừa đổ, để bê tông ra khỏi ống dẫn không trực tiếp tiếp xúc với dung dịch), bê tông đùn dần lên chiếm chỗ của dung dịch giữ thành, đẩy đung dịch này trào ra ngoài miệng lỗ. Sau cùng, khi bê tông cọc đã ninh kếtđóng rắn và đạt một cường độ nhất định, tiến hành đào hở phần đỉnh cọc và phá bỏ phần đỉnh cọc này - thường là phần bê tông chất lượng kém do lẫn với dung dịch giữ thành khi bắt đầu đổ bê tông được đẩy dần lên đỉnh cọc trong quá trình đổ bê tông. 

Tóm lại phương pháp công nghệ là dùng dung dịch giữ thành hố đào thế chỗ cho đất nền tại vị trí lỗ cọc rồi lại thay dung dịch này bằng vữa bê tông

Tuy vậy có nhiều phương pháp tạo lỗ cọc khác nhau, nên cũng có nhiều công nghệ thi công cọc nhồi bê tôngkhác nhau, theo từng phương pháp tạo lỗ. 

Công nghệ thi công dùng ống vách (casing) giữ thành toàn bộ hố đào: 

Công nghệ này chỉ khác công nghệ thi công dùng dung dịch ở chổ: tạo lỗ đến đâu thì phải hạ đồng thời hệ thống ống vách (bằng bê tông hay bằng thép), bao xung quanh thành hố đào, đến độ sâu đó. Sau khi khoan hay đào xong hố đào, thì toàn bộ độ sâu hố được bao bởi ống vách (còn gọi là "casing"), tạo thành lớp vỏ khuôn đúc bê tông vững chắc để đúc cọc nhồi. Trong hố khoan (đào) cọc nhồi, khi lấy đất lên, có thể là có nước ngầm chiếm chỗ, mà hoàn toàn không cần có bentonite

Các phương pháp công nghệ tạo lỗ cọc nhồi bê tông: 

  • Tạo lỗ cọc bằng cách đào thủ công 
  • Tạo lỗ cọc bằng thiết bị khoan guồng xoắn và hệ guồng xoắn (tạo cọc khoan nhồitường vây Diaphragm wall) 
  • Tạo lỗ cọc bằng thiết bị khoan thùng đào (tạo cọc khoan nhồi)
  • Tạo lỗ cọc bằng thiết bị đào gầu tròn (tạo cọc nhồi tròn)
  • Tạo lỗ bằng thiết bị đào gầu dẹt cơ cấu điều khiển bằng thủy lực hay cáp (tạo cọc Barrettetường vây[2]Diaphragm wall)
  • Tạo lỗ bằng máy khoan cọc nhồi kiểu bơm phản tuần hoàn
  • Tạo lỗ bằng phương pháp sói nước bơm phản tuần hoàn

Hiện nay các nhà thầu ở nước ta đủ khả năng đạt đến độ sâu khoan 100m và đường kính khoan 2,5m. Đây cũng là phạm vi tối đa xét về tính kinh tế của cọc khoan nhồi. Các nhà thầu có đủ phương tiện để hạ ống vách đường kính 2,5m có chiều dài đến 40 ¸ 50m vào trong nền đất sét có độ chặt trung bình. Công nghệ khoan khô hay trong dung dịch cắt qua các tầng đất khác nhau đã trở thành bình thường đối với các nhà thầu. Độ sâu cần thiết chôn mũi cọc vào đá được thực hiện không có gì khó khăn. 

Khả năng thi công: 

  • Công nghệ đổ bê tông: Các nhà thầu đã đủ phương tiện, thiết bị để đổ bê tông mác cao, có các phụ gia yêu cầu, tốc độ đổ đảm bảo tiến độ trong các điều kiện thi công khác nhau.
  • Công nghệ đánh giá chất lượng: Chúng ta đã có các công nghệ: Gamma để đánh giá độ đồng nhất, siêu âmđể đánh giá chất lượng, thử động biến dạng nhỏ để đánh giá độ nguyên vẹn và thử động biến dạng lớn để đánh giá sức chịu tải của cọc khoan nhồi. ở nước ta, việc thử tải bằng hộp Osterberg và công nghệ bơm vữa sau (post - grouting) để nâng cao sức chịu tải cho cọc dài, công nghệ siêu âm để quan trắc hình học lỗ khoan sau khi đào, công nghệ thử tải cọc có gắn thiết bị đã được áp dụng, nhưng còn do nhà thầu nước ngoài thực hiện.
  • Đánh giá sức chịu tải: Việc đánh giá này thường dựa vào các chỉ dẫn thiết kế, trong đó mặc định sức chịu mũi và ma sát thành bên đạt đến một tỷ lệ nhất định của giá trị giới hạn mà không xét đến ảnh hưởng của chiều dài thân cọc cũng như tính chất cơ lý của lớp đất mang tải mũi cọc. Tỷ lệ thí nghiệm đánh giá sức chịu tải của cọc trên hiện trường rất thấp do bị hạn chế về kinh phí, và chúng ta vẫn chưa mạnh dạn áp dụng các công nghệ thử tải mới như PDAOsterberg, Statnamic.  

Thiết bị tạo lỗ:

Các công nghệ khoan hiện nay:

Một số công nghệ khoan thông dụng hiện nay ở Việt Nam: 

Phương pháp khoan thổi rửa (hay phản tuần hoàn):  

Xuất hiện đã lâu và hiện nay vẫn được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc. Tại Việt Nam một số đơn vị xây dựng liên doanh với Trung Quốc vẫn sử dụng trong công nghệ khoan này. Máy đào sử dụng guồng xoắn để phá đất. dung dịch bentonite được bơm xuống để giữ vách hố đào. Mùn khoan và dung dịch được máy bơm và máy nén khí đẩy từ đáy hố khoan lên đưa vào bể lắng. Lọc tách đung dịch bentonite cho quay lại và mùn khoan ướt được bơm vào xe téc và vận chuyển ra khỏi công trường. Công việc đặt cốt thép và đổ bê tông tiến hành bình thường.

  • Ưu điểm: giá thiết bị rẻ. thi công đơn giản, giá thành hạ.
  • Nhược điểm: Khoan chậm chất lượng và độ tin cậy chưa cao.

Phương pháp khoan dùng ống vách:  

Xuất hiện từ trập niên 60~70 của thế kỷ này ống vách được hạ xuống và nâng lên bằng cách vừa xoay vừa rung. Trong phương pháp này không cần dùng đến dung dịch bentonite để giữ vách hố khoan. Đất trong lòng ống vách được lấy ra bằng gầu ngoạm. Việc đặt cốt thép và đổ bê tông được tiến hành hình thường. 

  • Ưu điểm của phương pháp này là: không cần đến dung dịch benlonitc, công trường sạch, chất lượng cọcđảm bảo.
  • Nhược điểm của phương pháp này là khó làm được cọc đến 30m, máy cồng kềnh, khi làm việc gây chấn động rung lớn, khó sử dụng cho việc xây chen trong thành phố.
  •  Phương pháp khoan gầu:  

Trong công nghệ khoan này gầu khoan thường ở dạng thùng xoay cắt đất và đưa ra ngoài, cần gầu khoan có dạng ăng ten thường là 3 đoạn truyền được chuyển động xoay từ máy dài xuống gầu đào nhờ hệ thống rãnh.Vách hố khoan được giữ ổn định bằng dung địch betonite. Quá trình tạo lỗ được thực hiện trong dung dịch sétbentonite. Dung dịch sét bentonite được thu hồi lọc và tái sử dụng vừa đảm bảo vệ sinh và giảm khối lượng chuyên chở. Trong quá trình khoan có thể thay các đầu đào khác nhau để phù hợp với nền đất và có thể vượt qua các dị vật trong lòng đất. Việc đặt cốt thép và đổ bê tông được tiến hành trong dung dịch Bentonite. Các thiết bị đào thông dụng ở Việt Nam là Bauer (Đức), Soil-Mec (Italia) và Hitachi (Nhật Bản). 

  • Ưu điểm: thi công nhanh, việc kiểm tra chất lượng thuận tiện rõ ràng, bảo đảm vệ sinh môi trường. Ít ảnh hưởng đến công trình xung quanh.
  • Nhược điểm: thiết bị chuyên dụng, giá đắt, giá thành cọc cao, quy trình công nghệ phải tuân thủ chặt chẽ, đòi hỏi cán bộ kỹ thuật và công nhân phải lành nghề và có ý thức công nghiệp và kỷ luật cao. 

Do phương pháp này khoan nhanh hơn và chất lượng đảm bảo hơn nên ở Việt Nam hiện nay chủ yếu sử dụng phương pháp khoan này. 

1. Công nghệ khoan nhồi đơn giản.  

Các đặc điểm thi công

- Phương pháp này không dùng ống vách mà chỉ sử dụng trong trường hợp đất nền có đủ độ dính, chặt và nằm trên mực nước ngầm. Các thành hố khoan không cần có sự bảo vệ nào, trừ đoạn đầu tiên. Phương pháp này có thể liên quan đến các loại cọc và các baret với tất cả các kích thước. Do đó việc áp dụng tương đối hạn chế, vì các loại đất nền làm móng trên cọc thường ngâm trong nước ngầm. Do vậy độ sâu của loại cọc này ít vượt quá 20 m 

- Hố khoan được thi công trong đất nền bằng các thiết bị cơ khí như Guồng xoắn, gàu đào … việc chủ yếu là phải giữ được thành hố khoan. Mỗi công trình phải làm một thí nghiệm khoan thử. Tiết diện hố khoan có thể là hình tròn (cọc) hoặc có thể là hình dạng bất kỳ ( baret ). Trong trường hợp bị sụt lở, có thể dùng phương pháp thi công khác, nói chung là khoan trong dung dịch sét (bentonite). 

Các quy định về cấu tạo. 

- Các cọc có thể không cần đặt cốt thép hoặc chỉ một phần (thường là 1/3 trên đầu cọc) nếu tải trọng của công trình hoặc của đất nền chỉ gây ra áp lực đúng tâm trên trục lý thuyết của cọc. Vấn đề này do người thiết kế quyết định. 

- Khi cọc không bố trí cốt thép thì có thể đặt những thành thép chờ cấy vào bê tông tươi. Thông thường, cọc chịu nén dùng các thép chờ để giữ vị trí của cọc được xác định trong nền đất, cho tới khi bê tông đã đủ khả năng chịu lực, các thép chờ này chỉ được định vị chính xác khi bê tông được san phẳng ít nhất 1 m dưới mặt bằng của nơi thao tác. 

- Các cọc chịu các lực uốn, các cọc xiên và các cọc chịu kéo thì phải đặt cốt thép trên suốt chiều dài cọc. 

- Các lồng cốt thép của cọc được cấu tạo bằng các cốt thép dọc phân bố theo dạng hình trụ, gắn chặt xung quanh với các thép đai vòng hoặc đai xoắn ốc. Chiều dài lồng cốt thép cho phép đủ liên kết chính xác với kết cấuphù hợp với số liệu của việc thiết kế. Số lượng cốt thép dọc của cọc tối thiểu là 5 thanh và đường kính không nhỏ hơn 12 mm. Tiết diện tổng cộng của cốt thép tối thiểu phải bằng 0.5% tiết diện cọc nếu tiết diện này 0.5 m2. 

2. Công nghệ thi công khoan cọc nhồi có ống vách. 

2.1. Các đặc điểm thi công: 

Khi dùng dung dịch sét pha bentonite mà vẫn không giữ được thành hố khoan khỏi sụt lở hoặc mất dung dịch (có hang cactơ) thì phải dùng toàn bộ ống vách để bảo vệ thành hố. 

- Việc khoan được thực hiện trong đất bằng phương tiện cơ giới (máy khoan, gầu goạm…) dưới sự bảo vệ của ống vách mà đáy luôn luôn nằm phía dưới đáy của lỗ khoan. ống vách có thể được cắm tới độ sâu cuối cùng bằng cách rung hoặc ép xuống đồng thời xoay dần theo sự tiến triển của việc khoan. Đường kính của cọc là đường kính ngoài của đầu bịt ống vách. 

- Lỗ khoan được chứa một phần hoặc toàn bộ bằng bê tông có độ linh động cao, sau đó ống được rút sao cho chân ống vách luôn nằm thấp hơn ít nhất 1m dưới mức bê tông trừ ở cốt san phẳng. 

2.2. Thi công. 

- Đáy của ống vách luôn luôn nằm ở dưới đáy của lỗ khoan. Trong lúc khoan, việc giữ đất và nước không vào trong ống vách, có xét tới khả năng hút của mũi khoan phải sao cho đạt được một áp suất dư ở đáy của ống vách. 

- Lỗ khoan được nạo vét ít hơn 2 giờ trước lúc bắt đầu đổ bê tông, trừ khi có biện pháp đặc biệt chống sự lắng đọng. 

- Mức nước trong hố khoan trong lúc đổ bê tông phải thường xuyên cao hơn mức tĩnh cao của các lớp có nước ngầm bên cạnh. 

- Nếu việc khoan đi qua một lớp đất ở dạng cát bụi ngập trong nước, người ta kiểm tra để không tạo thành các túi rỗng xung quanh ống vách. Liên quan với điều ấy, sát với 3 cọc đầu tiên của công trường, người ta thực hiện khoan thăm dò đường kính nhỏ đi qua các lớp nguy hiểm (cát bụi). Việc thăm dò này có 2 tác dụng: 

+ Thứ nhất là dò tìm các túi rỗng bằng cách nhận xét sự tự rơi dụng cụ khoan 

+ Thứ hai là cho phép nước thoát ra không làm phân tầng bê tông

Khi cần thiết thì việc khoan thăm dò được thực hiện sau khi khoan và trước lúc đổ bê tông ở sát gần ngay với ống vách đã đặt. 

Lưu ý: nếu không có các mũi khoan thăm dò thì có thể các hiện tượng sau sẽ xảy ra: khi rút ống vách chứa đầybê tông, nước sẽ nhanh chóng chiếm chỗ các túi và gây áp lực lớn, lúc đó người ta thấy nước đẩy ra, trong 1 thời gian nào đó, hoặc ở ngoại vi của bê tông hoặc ngay cả theo các thanh thép dọc bằng cách hình thành các mạch nước phun nhỏ. Một phần bê tông bị phân tầng. 

Thi công đổ bê tông

+ Nếu nhận thấy nước ở đáy hố khoan không có, có thể đổ bê tông hố khoan bằng 1 ống độc lập. 

+ Nếu có nước ở trong hố khoan, người ta phải sử dụng hệ ống đổ bê tông. Hệ ống đổ bê tông là 1 hệ ống kim loại gồm nhiều đoạn ống và bên trên có 1 phễu hoặc máng nghiêng. Các mối nối giữa các đoạn đều kín khít. Đường kính trong của ống ít nhất là 15 cm. Hệ ống đổ bê tông có chiều dài toàn bộ bằng chiều dài cọc. Trước lúc đổ bê tông người ta hạ nó đến đáy sau đó người ta nâng cao lên nhiều nhất là 15 cm. Sau khi mồi (mẻ đổ bê tông đầu tiên vào trong máng nghiêng) cần tránh phân tầng bê tông bằng cách đặt một cái nút ở giữa, chân của ống đổ bê tông không bao giờ được nằm dưới mặt bê tông tươi trong cọc ít hơn 2m. 

  • Lưu ý: Khi mồi ống đổ bê tông nên tránh 

+ Đổ trực tiếp bê tông 

+ Sử dụng giấy làm nút 

+ Việc nhấc nút lên (thường là cái xẻng) trước khi một vòm đủ được hình thành ở trong phễu. 

+ Trong khi đổ bê tông, nếu bê tông đi xuống ống cắm ở dưới phễu, phải đổ từ từ để tránh sự hình thành một túi không khí. Việc rút ống lên chỉ được làm sau khi đã đo mức cao của bề mặt bê tông và chắc chắn có 1 lớp bảo vệ tối thiểu 2 m. Người ta chỉ dùng các ống đổ bê tông hoàn toàn được cọ rửa sạch.

3. Công nghệ thi công khoan cọc nhồi trong dung dịch. 

3.1. Các đặc điểm thi công:

- Việc khoan đất được thực hiện bở các phương tiện cơ giới (Máy khoan, gầu goạm…) dưới sự bảo vệ của dung dịch khoan, tiết diện khoan hình tròn (cọc) hoặc hình dạng bất kỳ (baret). Đường kính của cọc (chiều rộng trong các baret) là các kích thước của dụng cụ khoan. 

- Lỗ khoan được nhồi đầy bê tông có độ linh động cao, bằng cách dùng hệ thống đổ bê tông. Việc đổ bê tông được thực hiện với 1 hệ ống kỹ thuật rút ống.

3.2. Công nghệ thi công:

- Mức của dung dịch trong lỗ khoan luôn luôn nằm ở ít nhất 1 m trên mức tĩnh cao nhất của nước ngầm mà mũi khoan đi qua hoặc đi gần sát lúc thi công

  • Lưu ý: các mức của nước ngầm đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định dưới dung dịch. Sự biến động nhanh của mức này có thể sinh ra các khó khăn trong việc giữ ổn định thành bên, chính vì vậy hồ sơ khảo sát phải cho tất cả các điều chỉ dẫn liên quan đến nước ngầm và sự biến động có thể xảy ra trong lúc đang tiến hành các công việc. 

- Việc sử dụng các ống vách ở đầu là bắt buộc để ngăn ngừa sự sụt lở của đầu hố khoan. Việc lấy ra ống vách ở đầu sau khi đổ bê tông cần phải được làm không có sự biến đổi đột ngột của mức bê tông. Trong trường hợp các baret, người ta phải giới hạn và bảo vệ phần trên của chỗ đào bằng các tường con dẫn hướng hoặc cơ cấu tương đương (ví dụ như cốp pha bằng kim loại thu hồi được) trên một chiều sâu ít nhất là 80 cm.

  • Lưu ý:

+ Chiều cao của các cơ cấu bảo vệ đầu (nắp bịt, các tường con dẫn hướng…) cần phải phù hợp với bản chất của các loại đất. Nói chung chiều cao 80 cm là đủ. 

+ Việc lấy ra đột ngột ống vách ở đầu, nhất là lúc bê tông đã bắt đầu ninh kết, có thể gây ra sự co thắt của cọc

Thi công đổ bê tông

+ Lỗ khoan được vét ít hơn 3 giờ trước lúc bắt đầu đổ bê tông và các đặc tính của dung dịch đã được kiểm tra. Nếu việc khoan kéo dài quá, thì việc lấy mẫu dung dịch ở đáy hố khoan phải được thực hiện ngay lúc kết thúc khoan. Nếu các đặc tính của dung dịch tốt, thì việc đổ bê tông có thế được tiến hành. Nếu không, nguời ta phải tiến hành lưu chuyển lại cho tới lúc đạt được các đặc tính tốt theo đúng yêu cầu kỹ thuật. 

  • Lưu ý: Việc nạo vét đáy hố để loại trừ các bùn đất đào nằm ở đáy hố khoan là cần thiết để đạt được một sự tiếp xúc tốt của cọc với đất. Đối với các cọc và các baret thi công dưới dung dịch sét tĩnh, việc nạo vét này thường đi liền với sự lưu chuyển lại với một dung dịch mới hoặc đã được xử lý dưới sự lưu chuyển cưỡng bức bằng cách bơm. Thời hạn 3 giờ cầm nạo vét buổi tối để đổ bê tông vào sáng hôm sau. 

- Hệ ống đổ bê tông: Việc thi công bê tông được làm nhờ hệ ống đổ bê tông, hệ ống đổ này là một hệ ống kim loại tạo bởi nhiều phần tử và được lắp ở phía trên một phễu hoặc máng nghiêng. Các mối nối giữa các phần tử rất kín, đường kính trong của ống ít nhất bằng 4 lần đường kính của cấp phối bê tông mà nó phục vụ để thi công và không bao giờ nhỏ dưới 115 mm. Đường kính bên ngoài của nó phải nhỏ hơn 1/2 đườn kính danh định củacọc. Ống đổ bê tông có chiều dài toàn bộ bằng chiều dài cọc. Trước lúc đổ bê tông nó chạm đáy, sau đó người ta dâng lên nhiều nhất là 15 cm. Việc mỗi lần đổ bê tông đầu tiên phải tránh sự nhiễm bẩn bê tông do dung dịch chứa trong ống, nhờ một nút tạm thời được đẩy bởi bê tông. Sau khi mồi, chân của ống đổ bê tông không bao giờ được nằm cách ít hơn 3 m dưới mức bề mặt của bê tông tươi ở trong cọc. 

  • Lưu ý: Trong lúc mồi của ống đổ bê tông phải loại trừ: 

+ Việc đổ trực tiếp bê tông 

+ Sử dụng nút giấy - Nhấc vật bịt ra trước khi thi hành đủ vòm ở phễu.

4. Khoan trục rỗng: 

Sử dụng các cọc loại này đòi hỏi khảo sát trước nền đất một cách khá chi tiết để có thể nắm vững các sự thay đổi cao trình của các lớp … Thật vậy, rất khó kiểm tra lúc đang thi công, bản chất của các lớp được xuyên qua. 

Các cọc này không được sử dụng trong trường hợp gặp các chướng ngại vật lằm trong đất (đi qua chỗ đất cứng,bê tông, các khối xây dựng lớn…).

4.1. Các đặc điểm thi công:

- Một cái khoan có trục rỗng với chiều dài tổng cộng ít nhất bằng chiều sâu của các cọc phải thi công, được xoáy vào trong đất mà không đẩy đất ra một cách đáng kể. 

  • Lưu ý:
  •  + Máy khoan thực sự kéo dài ở đáy của nó bởi mũi khoan mà đường kính ở chỗ đất dính lớn hơn đường kính của cần khoan. Đường kính danh định là đường kính của cánh xoắn chứ không phải là của cần khoan.
  • + Đất ở lại giữa cánh xoắn và cần khoan bị ép lại.
  • + Nếu cánh xoắn ở gần mũi có một đường kính bị giảm đi do bị mài mòn, người ta sợ có sự giảm áp lực của đất bao quanh và dẫn đến giảm ma sát bên cạnh so với ma sát được ước tính. 

- Máy khoan được rút ra khỏi đất mà không cần vặn xoắn, trong lúc đó bê tông được phun vào qua trục rỗng của cần khoan và thay chỗ cho đất đá bị rút ra.

4.2. Các quy định về cấu tạo:

- Cốt thép: Loại cọc này thường không có cốt thép hoặc chỉ có cốt thép ở phần trên. Nếu các cọc có cốt thép ở phần trên, thực hiện bằng cách đưa các lồng cốt thép cứng hoặc các thép hình đưa vào trong bê tông tươi, nhà thầu phải đưa ra được bằng chứng (các dẫn chứng và các thử nghiệm khả thi) là họ đạt được chiều sâu mong muốn va không gây biến dạng các lồng thép. 

Bê tông

+ Thành phần và liều lượng của bê tông được xác định theo cường độ thực tế cần đạt. 

+ Liều lượng tối thiểu là 350 Kg xi măng cho 1 m3 bê tông

+ Việc lựa chọn chất kết dính có kể tới các kết quả phân tích hoá học nước dưới đất. 

Bê tông phải có thể được bơm một cách dễ đàng, muốn vậy thì bê tông phải có nhiều cát và cỡ hạt của cáccấp phối được hạn chế. 

+ Độ lưu động của bê tông được đo bởi một dụng cụ thích hợp. Nếu dùng phễu hình côn, độ sụt đo được phải nằm giữa 15 và 22 cm. Độ lưu động như thế có thể đạt được bằng cách cho thêm vào các chất hoá dẻo trên công trường hoặc ở trạm trộn trung tâm khi nó ở gần công trường. 

+ Khi dùng các thanh thép, nhà thầu phải đưa ra được bằng chứng là các đặc tính của chúng (sức bền, độ dính bám) và công nghệ đưa chúng vào trong bê tông bảo đảm tính đồng nhất của vật liệu và có các đặc tính phù hợp với [[nhiệm vụ thiết kế]].

4.3. Thi công. 

- Máy khoan rỗng có tối thiểu các phần tử là 1 và tối đa là 3. 

- Phần mũi của cần khoan được trang bị một hệ thống nút hoặc lỗ cửa cho đổ bê tông, phần gắn hệ thống bịt (nút, hệ thống then cài), để tránh không cho đất vào khi vặn xoắn, cấm không được đẩy lên quá 10 cm để đẩy nút ra hoặc mở then cài, mà không đổ bê tông, nếu nút không đẩy ra được, phải rút cần khoan lên bằng cách vặn lên. Cọc phải được làm lại. 

- Sau khi đẩy nút ra hoặc mở then cài của các cửa lỗ đổ bê tông đối với các máy khoan có trang bị cơ cấu này, việc đổ bê tông vào bên trong cọc phải liên tục trong khi rút cần khoan lên. Để tránh sự co thắt cọc lúc thi công, người ta phải ngừng ngay rút cần khoan lên trong trường hợp việc cấp bê tông bị ngừng trệ.

- Không được đổ bê tông 2 cọc cạnh nhau mà khoảng cách giữa 2 trục của chúng nhỏ hơn 1,5 lần tổng số 2 đường kính của 2 cọc đó. Khi có một sự dâng lên của bê tông tươi trong cọc bên cạnh thì lập tức phải báo cáo bằng văn bản cho chủ nhiệm đồ án có biện pháp khắc phục phù hợp. 

- Số lượng bê tông sử dụng cho mỗi cọc được ghi vào trong các báo cáo về số liệu thí nghiệm. 

- Áp lực trong bê tông phải được giữ cho đến khi đáy cọc của cần khoan còn chưa đạt cốt lý thuyết cắt bằng đầu cọc. 

- Trừ các quy định đặc biệt, việc đổ bê tông các cọc được thi công tới cốt sàn làm việc.

5. Khoan xoắn có khuôn: 

5.1. Các đặc điểm thi công: 

- Việc sử dụng các loại cọc này đòi hỏi phải khảo sát trước tình hình địa chất một cách kỹ lưỡng để nắm thật vững cao độ của lớp nền cứng. Quả vậy rất khó kiểm tra trong lúc thi công bản chất của các lớp bị xuyên qua. Các cọc này không được sử dụng trong trường hợp gặp các chướng ngạ vật nằm trong đất (các bãi đá, bê tông,khối xây dựng lớn). Phương pháp này không được áp dụng với các loại đất cát không có độ dính kết, nằm dưới mức nước ngầm và có nguy cơ gây ra sụt lở nghiêm trọng, nhất là khi có sự giảm ma sát bên. 

- Bằng cách khoan xoay và cắm sâu xuống, người ta đưa vào trong đất một mũi khoan có dạng vít kép lắp trên cần có khía cạnh. Mũi khoan này có lỗ ở trục của cần có khía rãnh và có một cái nút. 

- Đường kính danh định của cọc là đường kính lớn nhất của mũi khoan, trừ trường hợp có xoắn ỗc.

5.2. Các quy định về cấu tạo:

Kết cấu cốt thép: các cọc này có thể gồm các thanh chờ và một thanh thép hình lớn ở trung tâm trên suốt chiều dài cọc. 

Bê tông

+ Thành phần và liều lượng của bê tông được xác định tuỳ thuộc sức chịu thực chất cần đạt. 

+ Liều lượng tối thiểu là 350 Kg xi măng cho 1 m3 bê tông 

+ Việc lựa chọn chất dính có xét tới các kết quả phân tích hoá học của các loại nước dưới đất. 

5.3. Thi công

- Nút của mũi khoan phải kín khít, không được có nước ở đáy cọc lúc bắt đầu đổ bê tông

- Khoảng cách giữa các trục của 2 cọc cạnh nhau ít nhất phải bằng 1,5 lần tổng số các đường kính của 2 cọc này. 

6. Cọc được phun áp lực cao.

6.1. Đặc điểm thi công: 

Cọc khoan được phun nhồi áp lực cao là một cọc có đường kính lớn hơn 250 mm. Lỗ khoan được đặt các cốtthép và 1 hệ thống phun gồm một hoặc nhiều ống có măng sét (TAM). Khi cốt thép là 1 ống kim loại, ống này có thể làm nhiệm vụ ống có măng sét. Trong một vài trường hợp, nhất là đối với các cọc dùng cho công trình ở biển (ngoài khơi), ống kim loại có thể được trang bị một dãy liên tiếp các van đặc biệt, độc lập hoặc các bệ đặc biệt cho phép sự phun. Cốt thép cũng có thể được tạo bởi các thanh thép hình (hoặc các khung bằng cọc cừ). Sự liên kết với đất được thực hiện bằng cách phun có chọn lọc dưới áp lực cao vữa lỏng hoặc vữa thường qua một van bịt đơn hoặc kép. Trong các loại đất mềm và đối với các đường kính nhỏ hoặc đối với độ thanh mảnh lớn, loại cọc này phải được kiểm tra độ uốn dọc.

6.2. Các quy định về cấu tạo. 

- Nhà thầu phải đảm bảo cho sự hoạt động tốt của hệ thống phun bằng cách thử nghiệm trên đầu cọc đầu tiên của công trình

- Các chỗ ghép nối thường được làm bằng hàn, phải có thể chịu được cả lực kéo. Đối với các đường kính bé, các chỗ ghép nối có thể làm bằng các ống lồng ren. 

- Các mối hàn sẽ là đối tượng của việc kiểm tra tiêu chuẩn hoá đối với chỗ nối 2 ống có các mối hàn. 

- Việc chọn chất dính kết có xét tới các kết quả phân tích hoá học của nước, đất và loại thép

- Liều lượng tối thiểu của vữa lỏng để liên kết là 1200 Kg xi măng cho 1 m3 vữa lỏng. 

6.3. Thi công: 

Thi công bằng khoan phải đặc biệt chú ý tới việc điều khiển và tiến hành việc khoan để tránh mọi sự sụt lở và sự lôi kéo đất. 

- Vữa lỏng hoặc vữa để liên kết được đưa vào chỗ nhờ hệ thống phun trang bị cho cọc (các ống có măng sét, các van hoặc các bệ để phun). 

- Áp lực phun trung bình P, phải ít nhất bằng áp lực giới hạn Pl của đất đo bằng xuyên kế tiêu chuẩn có kể đến sự mất mát tải trọng gây ra do tính chất các loại vữa lỏng, vữa, các cơ cấu phun.

Các bước thi công: 

Công tác chuẩn bị :

Để có đầy đủ số liệu cho thi công cọc đại trà, nhất là trong điều kiện địa chất phức tạp, các công trình quan trọng,cọc chịu tải trọng lớn, thời gian lắp dựng cốt thép, ống siêu âm và đổ bê tông một cọc kéo dài, Nhà thầu nên tiến hành thí nghiệm việc giữ thành hố khoan, thi công các cọc thử và tiến hành thí nghiệm cọc bằng tải trọng tĩnh, kiểm tra độ toàn khối của bê tông cọc theo đề cương của Thiết kế hoặc tự đề xuất trình chủ đầu tư phê duyệt. 

Trước khi thi công cọc cần tiến hành kiểm tra mọi công tác chuẩn bị để thi công cọc theo biện pháp thi công được duyệt, các công việc chuẩn bị chính có thể như sau: 

a)hiểu biết rõ điều kiện địa chất công trình và địa chất thuỷ văn, chiều dày, thế nằm và đặc trưng cơ lý của các lớp đất, kết quả quan trắc mực nước ngầm; áp lực nước lỗ rỗng, tốc độ dòng chảy của nước trong đất, khí độc hoặc khí dễ gây cháy nổ v.v .v

b)tìm hiểu khả năng có các chướng ngại dưới đất để có biện pháp loại bỏ chúng; đề xuất phương án phòng ngừa ảnh hưởng xấu đến công trình lân cận và công trình ngầm; nếu chưa có hồ sơ hiện trạng các công trình lân cận và công trình ngầm Nhà thầu phải yêu cầu Chủ đầu tư tiến hành công tác khảo sát, đo vẽ lập hồ sơ; biên bản lập với các chủ sở hữu các công trình liền kề phải được các cơ quan có đủ thẩm quyền bảo lãnh. 

Chú thích: Nhà thầu tham khảo hồ sơ do Chủ đầu tư cấp là chính, nếu còn thiếu thì bổ sung trong hồ sơ dự thầu. 

c)kiểm tra vật liệu chính (thépxi măng, vữa sét, phụ gia, cát, đá, nước sạch...) , chứng chỉ chất lượng của nhà sản xuất, và kết quả thí nghiệm kiểm định chất lượng; 

d)thi công lưới trắc đạc định vị các trục móng và toạ độ các cọc cần thi công; 

e)thi công các công trình phụ trợ, đường cấp điện, cấp thoát nước, hố rửa xe; hệ thống tuần hoàn vữa sét (kho chứa, trạm trộn, bể lắng, đường ống, máy bơm, máy tách cát..) 

f)san ủi mặt bằng và làm đường phục vụ thi công, đủ để chịu tải trọng của thiết bị thi công lớn nhất, lập phương án vận chuyển đất thải, tránh gây ô nhiễm môi trường; 

g)tập kết vật tư kỹ thuật và thiết bị, kiểm tra tình trạng máy móc, thiết bị trong tình trạng sẵn sàng hoạt động tốt, dụng cụ và thiết bị kiểm tra chất lượng phải qua kiểm chuẩn của cơ quan Nhà nước; 

h)chuẩn bị dung dịch khoan, cốt thép cọc, ống siêu âm, ống đặt sẵn để khoan lấy lõi bê tông (nếu cần) , thùng chứa đất khoan, các thiết bị phụ trợ (cần cẩu, máy bơm, máy trộn dung dịch, máy lọc cát, máy nén khí, máy hàn, tổ hợp ống đổ, sàn công tác phục vụ đổ bê tông, xe chở đất khoan) cùng các thiết bị để kiểm tra dung dịch khoan, lỗ khoan, dụng cụ kiểm tra độ sụt bê tông, hộp lấy mẫu bê tông, dưỡng định vị lỗ cọc... 

i)lập biểu kiểm tra và nghiệm thu các công đoạn thi công theo mẫu in sẵn (xem phụ lục C). 

j)Hệ thống mốc chuẩn và mốc định vị trục móng phải đáp ứng điều kiện độ chính xác về toạ độ và cao độ theo yêu cầu kỹ thuật của công trình. Nhà thầu có trách nhiệm nhận và bảo quản hệ thống mốc chuẩn trong suốt quá trìnhthi công cọc

k)Lập biên bản nghiệm thu công tác chuẩn bị trước khi thi công.

Dung dịch khoan:

Tuỳ theo điều kiện địa chất, thủy văn, nước ngầm, thiết bị khoan để chọn phương pháp giữ thành hố khoan và dung dịch khoan thích hợp. Dung dịch khoan được chọn dựa trên tính toán theo nguyên lý cân bằng áp lực ngang giữa cột dung dịch trong hố khoan và áp lực của đất nền và nước quanh vách lỗ. Khi khoan trong địa tầng dễ sụt lở, áp lực cột dung dịch phải luôn lớn hơn áp lực ngang của đất và nước bên ngoài. 

Khi áp lực ngang của đất và nước bên ngoài lỗ khoan lớn (do tải trọng của thiết bị thi công hay của các công trình lân cận sẵn có...) thì phải dùng ống vách để chống sụt lở, chiều sâu ống vách tính theo nguyên lý cân bằng áp nêu trên. Khi khoan gần công trình hiện hữu nếu có nguy cơ sập thành lỗ khoan thì phải dùng ống chống suốt chiều sâu lỗ cọc

Dung dịch bentonite dùng giữ thành hố khoan nơi địa tầng dễ sụt lở cho mọi loại thiết bị khoan, giữ cho mùn khoan không lắng đọng dưới đáy hố khoan và đưa mùn khoan ra ngoài phải đảm bảo được yêu cầu giữ ổn địnhvách hố khoan trong suốt quá trình thi công cọc. Khi mực nước ngầm cao (lên đến mặt đất) cho phép tăng tỷ trọng dung dịch bằng các chất có tỷ trọng cao như barit, cát magnetic ... 

Kiểm tra dung dịch bentonite từ khi chế bị cho tới khi kết thúc đổ bê tông từng cọc, kể cả việc điều chỉnh để đảm bảo độ nhớt và tỷ trọng thích hợp nhằm tránh lắng đáy cọc quá giới hạn cho phép cần tuân theo các quy định nêu trong mục 9 của tiêu chuẩn này và các yêu cầu đặc biệt (nếu có) của Thiết kế. Dung dịch có thể tái sử dụng trong thời gian thi công công trình nếu đảm bảo được các chỉ tiêu thích hợp, nhưng không quá 6 tháng. 

Khi dùng dung dịch polime hoặc các hoá phẩm khác ngoài các chức năng giữ ổn định thành hố khoan phải kiểm tra ảnh hưởng của nó đến môi trường đất -nước (tại khu vực công trình và nơi chôn lấp đất khoan).

Công tác tạo lỗ khoan:

Khoan gần cọc vừa mới đổ xong bê tông: 

Khoan trong đất bão hoà nước khi khoảng cách mép các lỗ khoan nhỏ hơn 1.5m nên tiến hành cách quãng 1 lỗ, khoan các lỗ nằm giữa hai cọc đã đổ bê tông nên tiến hành sau ít nhất 24 giờ từ khi kết thúc đổ bê tông.

Thiết bị khoan tạo lỗ : 

Có nhiều thiết bị khoan tương ứng với các kiểu lấy đất đá trong lòng lỗ khoan như sau: choòng đập đá; gàu ngoạm; gàu xoay, thổi rửa để hút bùn theo chu trình thuận, nghịch v.v...Tuỳ theo đặc điểm địa chất công trình, vị trí công trình với các công trình lân cận, khả năng của Nhà thầu, yêu cầu của thiết kế mà chọn lựa thiết bị khoan thích hợp.

Ống chống tạm : 

Ống chống tạm (casing) dùng bảo vệ thành lỗ khoan ở phần đầu cọc, tránh lở đất bề mặt đồng thời là ống dẫn hướng cho suốt quá trình khoan tạo lỗ. Khi hạ ống nên có dưỡng định vị để đảm bảo sai số cho phép. 

Ống chống tạm được chế tạo thường từ 6 - 10m trong các xưởng cơ khí chuyên dụng, chiều dày ống thường từ 6 - 16mm. 

Cao độ đỉnh ống cao hơn mặt đất hoặc nước cao nhất tối thiểu 0.3 m. Cao độ chân ống đảm bảo sao cho áp lực cột dung dịch lớn hơn áp lực chủ động của đất nền và hoạt tải thi công phía bên ngoài. 

Ống chống tạm được hạ và rút chủ yếu bằng thiết bị thuỷ lực hoặc thiết bị rung kèm theo máy khoan, khi không có thiết bị này có thể dùng búa rung đóng kết hợp lấy đất bằng gầu hoặc hạ bằng kích ép thuỷ lực.

Cao độ dung dịch khoan: 

Cao độ dung dịch khoan trong lỗ phải luôn giữ sao cho áp lực của dung dịch khoan luôn lớn hơn áp lực của đất và nước ngầm phía ngoài lỗ khoan, để tránh hiện tượng sập thành trước khi đổ bê tông. Cao độ dung dịch khoan cần cao hơn mực nước ngầm ít nhất là 1.5 m. Khi có hiện tượng thất thoát dung dịch trong hố khoan nhanh thì phải có biện pháp xử lý kịp thời.

Đo đạc trong khi khoan: 

Đo đạc trong khi khoan gồm kiểm tra tim cọc bằng máy kinh vĩ và đo đạc độ sâu các lớp đất qua mùn khoan lấy ra và độ sâu hố khoan theo thiết kế. Các lớp đất theo chiều sâu khoan phải được ghi chép trong nhật ký khoan và hồ sơ nghiệm thu cọc (xem phụ lục C). Cứ khoan được 2m thì lấy mẫu đất một lần. Nếu phát hiện thấy địa tầng khác so với hồ sơ khảo sát địa chất thì báo ngay cho thiết kế và chủ đầu tư để có biện pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời. Sau khi khoan đến chiều sâu thiết kế, dừng khoan 30 phút để đo độ lắng. Độ lắng được xác định bằng chênh lệch chiều sâu giữa hai lần đo lúc khoan xong và sau 30 phút. Nếu độ lắng vượt quá giới hạn cho phép thì tiến hành vét bằng gầu vét và xử lý cặn lắng cho tới khi đạt yêu cầu. 

Công tác gia công và hạ cốt thép: 

Cốt thép được gia công theo bản vẽ thiết kế thi công và TCXD 205-1998. Nhà thầu phải bố trí mặt bằng gia công, nắn cốt thép, đánh gỉ, uốn đai, cắt và buộc lồng thép theo đúng quy định. 

Cốt thép được chế tạo sẵn trong xưởng hoặc tại công trường, chế tạo thành từng lồng, chiều dài lớn nhất của mỗi lồng phụ thuộc khả năng cẩu lắp và chiều dài xuất xưởng của thép chủ. Lồng thép phải có thép gia cường ngoài cốt chủ và cốt đai theo tính toán để đảm bảo lồng thép không bị xoắn, méo. Lồng thép phải có móc treo bằng cốt thép chuyên dùng làm móc cẩu, số lượng móc treo phải tính toán đủ để treo cả lồng vào thành ống chống tạm mà không bị tuột xuống đáy hố khoan, hoặc cấu tạo guốc cho đoạn lồng dưới cùng tránh lồng thép bịlún nghiêng cũng như để đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo hộ dưới đáy cọc

Cốt gia cường thường dùng cùng đường kính với cốt chủ, uốn thành vòng đặt phía trong cốt chủ khoảng cách từ 2.5 ¸ 3m, liên kết với cốt chủ bằng hàn đính và dây buộc theo yêu cầu của thiết kế. Khi chuyên chở, cẩu lắp có thể dùng cách chống tạm bên trong lồng thép để tránh hiện tượng biến hình. 

Định tâm lồng thép bằng các con kê (tai định vị) bằng thép trơn hàn vào cốt chủ đối xứng qua tâm, hoặc bằng các con kê tròn bằng xi măng, theo nguyên lý bánh xe trượt, cố định vào giữa 2 thanh cốt chủ bằng thanh thép trục. Chiều rộng hoặc bán kính con kê phụ thuộc vào chiều dày lớp bảo hộ, thông thường là 5cm. Số lượng con kê cần buộc đủ để hạ lồng thép chính tâm. 

Nối các đoạn lồng thép chủ yếu bằng dây buộc, chiều dài nối theo quy định của thiết kế. Khi cọc có chiều dài lớn, Nhà thầu cần có biện pháp nối bằng cóc, dập ép ống đảm bảo đoạn lồng thép không bị tụt khi lắp hạ. 

Ống siêu âm (thường là ống thép đường kính 60mm) cần được buộc chặt vào cốt thép chủ, đáy ống được bịt kín và hạ sát xuống đáy cọc, nối ống bằng hàn, có măng xông, đảm bảo kín, tránh rò rỉ nước xi măng làm tắc ống, khi lắp đặt cần đảm bảo đồng tâm. Chiều dài ống siêu âm theo chỉ định của thiết kế, thông thường được đặt cao hơn mặt đất san lấp xung quanh cọc 10 ¸ 20cm. Sau khi đổ bê tông các ống được đổ đầy nước sạch và bịt kín, tránh vật lạ rơi vào làm tắc ống. 

Chú thích: 

Số lượng ống siêu âm cho 1 cọc thường quy định như sau: 

- 2 ống cho cọc có đường kính 60cm; 

- 3 ống cho cọc có đường kính 60cm < D < 100cm 

- 4 ống cho cọc có đường kính, D > 100cm.

Xử lý cặn lắng đáy lỗ khoan trước khi đổ bê tông: 

Sau khi hạ xong cốt thép mà cặn lắng vẫn quá quy định phải dùng biện pháp khí nâng( air lift) hoặc bơm hút bằng máy bơm hút bùn để làm sạch đáy. Trong quá trình xử lý cặn lắng phải bổ sung dung dịch đảm bảo cao độ dung dịch theo quy định, tránh lở thành lỗ khoan. 

Công nghệ khí nâng được dùng để làm sạch hố khoan. Khí nén được đưa xuống gần đáy hố khoan qua ống thépđường kính khoảng 60 mm, dày 3¸4 mm, cách đáy khoảng 50 ¸ 60 cm. Khí nén trộn với bùn nặng tạo thành loại bùn nhẹ dâng lên theo ống đổ bê tông (ống tremi) ra ngoài; bùn nặng dưới đáy ống tremi lại được trộn với khí nén thành bùn nhẹ; dung dịch khoan tươi được bổ sung liên tục bù cho bùn nặng đã trào ra; quá trình thổi rửa tiến hành cho tới khi các chỉ tiêu của dung dịch khoan và độ lắng đạt yêu cầu quy định. 

Đổ bê tông :

Bê tông dùng thi công cọc khoan nhồi phải được thiết kế thành phần hỗn hợp và điều chỉnh bằng thí nghiệm, các loại vật liệu cấu thành hỗn hợp bê tông phải được kiểm định chất lượng theo quy định hiện hành. Có thể dùng phụ gia bê tông để tăng độ sụt của bê tông và kéo dài thời gian ninh kết của bê tông. Ngoài việc đảm bảo yêu cầu của thiết kế về cường độ, hỗn hợp bê tông có độ sụt là 18 ¸ 20 cm. 

Ống đổ bê tông (ống tremi) được chế bị trong nhà máy thường có đường kính 219 ¸ 273mm theo tổ hợp 0.5, 1, 2, 3 và 6m, ống dưới cùng được tạo vát hai bên để làm cửa xả, nối ống bằng ren hình thang hoặc khớp nối dây rút đặc biệt, đảm bảo kín khít, không lọt dung dịch khoan vào trong. Đáy ống đổ bê tông phải luôn ngập trong bê tông không ít hơn 1.5 m. 

Dùng nút dịch chuyển tạm thời (dùng phao bằng bọt biển hoặc nút cao su, nút nhựa có vát côn) đảm bảo cho mẻ vữa bê tông đầu tiên không tiếp xúc trực tiếp với dung dịch khoan trong ống đổ bê tông và loại trừ khoảng chân không khi đổ bê tông. 

Bê tông được đổ không được gián đoạn trong thời gian dung dịch khoan có thể giữ thành hố khoan (thông thường là 4 giờ). Các xe bê tông đều được kiểm tra độ sụt đúng quy định để tránh tắc ống đổ do vữa bê tông quá khô. Dừng đổ bê tông khi cao độ bê tông cọc cao hơn cao độ cắt cọc khoảng 1m ( để loại trừ phần bê tông lẫn dung dịch khoan khi thi công đài cọc). 

Sau khi đổ xong mỗi xe, tiến hành đo độ dâng của bê tông trong lỗ cọc, ghi vào hồ sơ để vẽ đường đổ bê tông. Khối lượng bê tông thực tế so với kích thước lỗ cọc theo lý thuyết không được vượt quá 20%. Khi tổn thất bê tông lớn phải kiểm tra lại biện pháp giữ thành hố khoan. 

Rút ống vách và vệ sinh đầu cọc: 

Sau khi kết thúc đổ bê tông 15 - 20 phút cần tiến hành rút ống chống tạm (casing) bằng hệ thống day (rút + xoay) của máy khoan hoặc đầu rung theo phương thẳng đứng, đảm bảo ổn định đầu cọc và độ chính xác tâm cọc. 

Sau khi rút ống vách 1 - 2 giờ cần tiến hành hoàn trả hố khoan bằng cách lấp đất hoặc cát, cắm biển báo cọc đãthi công cấm mọi phương tiện qua lại tránh hỏng đầu cọc và ống siêu âm. 

Kiểm tra và nghiệm thu: 

Chất lượng cọc được kiểm tra trong tất cả các công đoạn thi công, ghi vào mẫu biên bản tham khảo trong phụ lục, lưu trữ theo quy định của Nhà nước. 

Kiểm tra dung dịch khoan: 

Dung dịch khoan phải được chuẩn bị trong các bồn chứa có dung tích đủ lớn, pha với nước sạch, cấp phối tuỳ theo chủng loại bentonite, điều kiện địa chất công trình và địa chất thuỷ văn của địa điểm xây dựng, đảm bảo giữ thành hố khoan trong suốt quá trình thi công khoan lỗ, lắp dựng cốt thép, ống kiểm tra siêu âm, ống đặt sẵn để khoan lấy lõi đáy cọc (nếu có), cẩu lắp ống đổ bê tông và sàn công tác...Bề dày lớp cặn lắng đáy cọc không quá trị số sau: 

Cọc chống£ 5 cm; Cọc ma sát + chống £ 10 cm; 

Kiểm tra dung dịch khoan bằng các thiết bị thích hợp. Dung trọng của dung dịch trộn mới được kiểm tra hàng ngày để biết chất lượng, việc đo lường dung trọng nên đạt tới độ chính xác 0.005g/ml. Các thí nghiệm kiểm tra dung dịch tiến hành theo quy định tại bảng 1 cho mỗi lô bentonite trộn mới. Việc kiểm tra dung trọng, độ nhớt, hàm lượng cát và độ pH phải được kiểm tra cho từng cọc, hàng ngày và ghi vào biểu nghiệm thu trong phụ lục. Trước khi đổ bê tông nếu kiểm tra mẫu dung dịch tại độ sâu khoảng 0.5 m từ đáy lên có khối lượng riêng >1.25 g/cm3, hàm lượng cát > 8%, độ nhớt >28 giây thì phải có biện pháp thổi rửa đáy lỗ khoan để đảm bảo chất lượng cọc 

Định mức thi công : 

Định mức dùng để xác định chi phí (giá) cho công tác khoan cọc nhồi trong tập ĐM dự toán XDCT phần xây dựngsố 1776/BXD-VP có mã hiệu AC.3000 cho 2 phương pháp: 

  • AC.31000 Khoan tạo lỗ bằng phương pháp khoan có ống vách (không sử dụng dung dịch khoan)
  • AC.32000 Khoan tạo lỗ bằng phương pháp khoan xoay phản tuần hoàn (có sử dụng dung dịch khoan). 

Công tác cọc khoan nhồi trên cạn, dưới nước được định mức cho trường hợp khoan thẳng đứng không có ốngvách phụ, chiều sâu khoan ≤30m (tính từ mặt đất đối với khoan trên cạn, từ mặt nước đối với khoan dưới nước đối với độ sâu mực nướccọc khoan nhồi khác với các điều kiện trên được tính như sau: 

-Trường hợp độ sâu >30m thì từ mét thứ 31 trở đi, định mức được nhân với hệ số 1,015 so với định mức tương ứng. 

-Khoan ở nơi có dòng chảy >2m/s được nhân với hệ số 1,1, khoan tại các cảng đang hoạt động, vùng cửa sông, cửa biển, hải đảo được nhân với hệ số 1,2 so với đinh mức tương ứng. 

-Trường hợp do yêu cầu kỹ thuật phải khoan xiên vào đất được nhân với hệ số 1,2 khoan xiên vào đá được nhân với hệ số 1,3 so với định mức tương ứng. 

-Trường hợp khoan dưới nước ở nơi có mực nước sâu >4m thì cứ 1m mức nước sâu thêm được nhân với hệ số 1,05 so với đinh mức tương ứng, khoan ở khu vực thuỷ triều mạnh. Chênh lệch mực nước thuỷ triều từ lúc nước lên so với lúc mức nước xuống >1,5m thì cứ 1m chênh lệch mực nước thuỷ triều lên xuống được nhân với hệ số 1.05 só với định mức khoan tương ứng. 

-Trường hợp khoan có ống vách phụ mà chiều dài ống vách phụ >30% chiều dài cọc được nhân với hệ số 1,1 so với đinh mức tương ứng. 

-Trường hợp chiều sâu khoan ngàm vào đá >1 lần đường kính cọc thì cứ 1m khoan sâu thêm vào đá được nhân với hệ số 1,2 so với định mức khoan vào đá tương ứng. 

-Công tác khoan cọc nhồi vào đất sét dẻo, sét cứng đến rất cứng, cát chặt vừa đến rất chặt, đát lẫn cuội sỏi có kích thước đến